Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 2 đến tháng 3 hàng ngàn sinh viên các trường Đại học Sư phạm đều đi kiến tập và thực tập. Đây là một dịp trải nghiệm thực tế của những giáo viên tương lai để các giáo sinh học tập rèn luyện trước khi vào bước vào nghề.
- Trường ĐHSP có nhiệm vụ tổ chức cho sinh viên đến các trường phổ thông để thực tập. Việc chọn trường phổ thông cần phải được thực hiện tốt. Nhà trường cần tiến hành khảo sát thực tế trường phổ thông đặc biệt chú ý đến lực lượng giáo viên và truyền thống của trường phổ thông, nơi mà họ "gửi" sinh viên đến thực tập, trải nghiệm.
- Thực tế cho thấy, nhiều trường phổ thông vừa mới thành lập, đội ngũ giáo viên còn chưa nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn có sinh viên sư phạm đến thực tập. Vậy, ai sẽ là người hướng dẫn cho sinh viên?
Đến trường THPT tiếp nhận sinh viên thực tập
- Khi nhận sinh viên thực tập, trường phổ thông nên vì sự phát triển của giáo dục để phân công giáo viên hướng dẫn.
- Thông thường, sinh viên sư phạm khi thực tập cần phải hoàn thành hai công việc chính: Thực tập chủ nhiệm lớp và thực tập chuyên môn. Mỗi công việc đều có một giáo viên trường phổ thông hướng dẫn.
- Nhưng, khi đến trường phổ thông, có những trường phân công giáo viên chưa hoàn thành giao đoạn tập sự hướng dẫn thực tập. Cổ nhân có câu "ốc chưa mang nổi ...". kiểu phân công hướng dẫn thực tập như vậy, liệu có vì giáo dục?
Một đợt thực tập như vậy, liệu sinh viên thu được kết quả gì?
Và những giai thoại
Giới sinh viên sư phạm vẫn truyền tai nhau giai thoại về “tai nạn” trong lần đầu đứng lớp như: thầy giáo bị các nữ sinh ngắm nhìn, chiếu tướng thầy khiến thầy ngượng đỏ mặt, khi giảng bài cứ nhìn lên trần nhà, và hậu quả là…vấp té trên bục giảng. Hay không dám nhìn xuống lớp vì “toàn thấy…mắt là mắt”. Vậy nên, khi giảng bài thầy cứ úp mặt vào bảng và bị học trò nghịch ngợm ném phấn vào lưng, lấy giấy dán vào sau áo mà không thể tìm ra thủ phạm. Hay có cô giáo run quá mà đã lau mồ hôi bằng khăn lau bảng ....
Giới sinh viên sư phạm vẫn truyền tai nhau giai thoại về “tai nạn” trong lần đầu đứng lớp như: thầy giáo bị các nữ sinh ngắm nhìn, chiếu tướng thầy khiến thầy ngượng đỏ mặt, khi giảng bài cứ nhìn lên trần nhà, và hậu quả là…vấp té trên bục giảng. Hay không dám nhìn xuống lớp vì “toàn thấy…mắt là mắt”. Vậy nên, khi giảng bài thầy cứ úp mặt vào bảng và bị học trò nghịch ngợm ném phấn vào lưng, lấy giấy dán vào sau áo mà không thể tìm ra thủ phạm. Hay có cô giáo run quá mà đã lau mồ hôi bằng khăn lau bảng ....
Một vài tâm sự
Người viết bài này là một giáo viên cũng đã từng trải qua kỳ thực tập với thật nhiều kỷ niệm, đã từng hướng dẫn các sinh viên thực tập. Để có sinh viên sư phạm có kỳ thực tập thành công tôi xin chia sẻ một vài ý kiến về công tác thực tập sư phạm như sau:
Đối với trường ĐHSP
- Trước khi cử SV đi thực tập, Trường ĐHSP nên làm một số việc sau:
1. Liên lạc với Sở GD&ĐT để tìm hiểu về các trường THPT, Sở GD&ĐT giới thiệu những trường có đủ năng lực hướng dẫn thực tập.
2. Sau khi được Sở GD&ĐT giới thiệu, trường ĐHSP nên cử một đoàn khảo sát (gồm cả giảng viên và sinh viên) để khảo sát tình hình của trường THPT, sau đó quyết định danh sách các trường đến thực tập.
3. Phân công những giảng viên có kinh nghiệm làm trưởng đoàn hướng dẫn thực tập sư phạm.
Đối với Sở GD&ĐT
- Giới thiệu những trường có đủ năng lực (đặc biệt là năng lực của giáo viên) cho trường ĐHSP để trường ĐHSP lựa chọn.
Đối với trường THPT
- Lựa chọn những giáo viên có đủ năng lực, có kinh nghiệm để hướng dẫn sinh viên thực tập
Đối với Sinh viên thực tập sư phạm
- Về công tác giảng dạy:
+ Đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo để soạn giáo án. Nên tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và những nguồn tài liệu mở trên mạng để soạn bài.
+ Tập giảng thật kỹ trước khi lên lớp. Trong quá trình tập giảng, nên có người nghe giảng. Người nghe giảng có thể là những sinh viên cùng môn dạy hoặc mời giáo viên hướng dẫn. Trong bài giảng, lưu ý sử dụng các thiết bị dạy học.
- Về công tác chủ nhiệm:
- Đầu tiên, Sinh viên phải tìm hiểu kỹ đặc điểm tình hình của lớp. Sau đó xây dựng đội ngũ “cộng tác viên” thân tín cung cấp thông tin về tình hình của lớp.
- Cần chú ý trang phục, ngôn ngữ của mình khi giao tiếp với học sinh.
Một vài kinh nghiệm chia sẻ với các bạn giáo sinh!
0 Để lại nhận xét:
Đăng nhận xét