Giáo dục Việt nam: NGHĨ VỀ GIÁO DỤC


 Sơn-Thi-Thư blog:  
1. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình“Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng báo động".
Bà Nguyễn Thị Bình. Ảnh: Xuân Trung (Báo GDVN)
           “Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng báo động. Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông về vấn đề giáo dục nhân cách của con người. Triết lý phổ biến của thế giới đó là học để làm người. Nếu “làm người” được thì chúng ta mới có thể làm những cái khác, còn không thì không làm được gì cả. Giáo dục của ta đừng chạy theo thi cử nhiều quá mà quên mất vấn đề cốt lõi: giáo dục nhân cách con người”.
      Vâng đó là những suy nghĩ của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam những suy nghĩ xúc động quanh vụ thảm sát kinh hoàng tại tiệm vàng Ngọc Bích ( Bắc Giang) vào tối 24/8/2011.



2.Vác đá ghè chân con  (Họa sĩ Trương Tuần) 


Tranh: Trương Tuần. Nguồn Trannhuong.com
          Đây là bức tranh vui của bác Trương Tuần (bút danh của Nhà thơ-Họa sĩ Trần Nhương) được đăng trong mục Cùng vui trên trang Trannhuong.com của ông.
      Trong khi chờ Bộ GD&ĐT có văn bản chính thức Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học chương trình giáo dục phổ thông ( lãnh đạoBộ hứa sẽ có trước khai giảng) thì xem bức tranh này, mỗi người lớn chúng ta chắc ít nhiều cũng phải suy nghĩ về cách giáo dục con em của mình (mời xem thêm bài  Đừng làm mất tuổi thơ hồn nhiên của các em của TS Phan Hồng Giang và bài Lạm bàn về Chuẩn nội dung giáo dục tiểu học của Sơn-Thi-Thư cũng trên blog này).


3. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:  "Các em học để làm gì, nói cho tôi biết" 
   

Nguyen Thien Nhan
  Đội hồng kỳ nghiêm trang chào Phó Thủ tướng”- Ảnh: Vietnamnet
               
       “Các em học để làm gì? Hãy nói cho tôi biết!” – trong buổi lễ khai giảng sớm tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ dành câu hỏi này cho học sinh lớp 12 - khối lớp theo ông, phải có năng lực công dân và hội nhập.  
         Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh vai trò quyết định của đội ngũ những người thầy: “Đất nước ta bước vào 10 năm phát triển rất đặc biệt và sau 10 năm này nước ta phải trở thành một nước công nghiệp và phát triển. Trong quá trình này thì con người Việt Nam là yếu tố quyết định nhất và quan trọng nhất.

        Cho nên sự nghiệp giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, thầy cô giáo có sứ mạng vô cùng thiêng liêng góp phần quyết định tương lai đất nước, và các em sẽ là người chủ tương lai. Các thầy cô giáo bây giờ phải làm được 3 nhiệm vụ là tấm gương tự học, tấm gương đạo đức và tấm gương sáng tạo”.
  (Ghi chú: Bình luận về bức ảnh này Nhà báo Trương Duy Nhất không đồng tình với kiểu đón rước như vậy mời bấm vào đây để xem thêm )
4.  Sứ mệnh của giáo dục  (Hữu Nguyên)
Blogger Hữu Nguyên (Ảnh từ blog Hữu Nguyên)
        "Từ khi xuất hiện giáo dục, với tư cách là một tổ chức của xã hội để rèn luyện thế hệ trẻ, tất cả các triết lý giáo dục được các nhà nước tổ chức thực hiện đều coi sứ mạng của giáo dục đối với xã hội quyết định sứ mạng của giáo dục đối với người học. Điều đó có nghĩa là giáo dục phải chuẩn bị cho người học gia nhập vào một xã hội nhất định nào đó. Tức là giáo dục phải trang bị cho người học khả năng tiếp thụ và bảo vệ những giá trị mà xã hội đó coi là tích cực đồng thời phê phán và chống đối những tư tưởng và hành vi mà xã hội đó coi là tiêu cực. Ủy Ban Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO đã từng đưa ra báo cáo “Học tập - Kho báu nội tại”, trong đó có đưa ra khái niệm “học suốt đời” và nhận định: “Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI là: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để khẳng định mình”.  Khái niệm “học suốt đời” giờ đây đã trở thành câu cửa miệng của những người làm giáo dục. Chính những khái niệm này, sau khi ra đời, cũng đã được đưa về áp dụng ở Việt Nam . Thế nhưng, trên thực tế, giáo dục Việt Nam sau rất nhiều cuộc cải cách rầm rộ vẫn đang bị tụt hậu quá xa so với các lĩnh vực khác, đặc biệt là so với sự đòi hỏi phát triển của đất nước. Trong khi, bất cứ một nhà hoạch định chính sách quốc gia nào cũng thừa biết nguyên tắc “giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của xã hội”, thì giáo dục Việt Nam đáng buồn thay, lại đang đi sau sự phát triển của xã hội đến hàng vài chục năm".
          Trên đây là quan điểm của blogger Hữu Nguyên trong bài Sứ mệnh của giáo dục đăng trên blog của tác giả. 

0 Để lại nhận xét: