Giáo dục Việt Nam: CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC

Nguồn: http://sonthithu.blogspot.com

Tranh vui của Satế. Nguồn:  báo Tuổi Trẻ

        1. Giảm gánh nặng cho giáo viên (báo Tuổi Trẻ): "Còn chuyện sổ sách, giấy tờ cũng nên xem xét tổng thể lại. Thời buổi máy tính tràn ngập mà vẫn phải dùng sổ ghi chép một cách phổ biến thì cũng lạ cho ngành giáo dục. Cần sửa đổi những quy định về sổ sách đã quá lạc hậu, không còn phù hợp, thậm chí là bất cập trong quản lý. Cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để quản lý dạy và học, giải phóng giáo viên khỏi những đống giấy tờ để họ chuyên tâm giảng dạy.
         Hội giảng cũng cần cải tiến. Hội giảng đúng là môi trường để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm nhưng cần tổ chức có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực. Thay vì tổ chức hội giảng tràn lan để lấy thành tích như hiện nay, cần tăng cường kiểm tra chất lượng giảng dạy ngay tại các lớp học, lấy kết quả học tập của học sinh một cách trung thực để đánh giá chất lượng giáo viên."
       "Vấn đề giảm gánh nặng cho giáo viên phổ thông không phải là không có giải pháp và cũng không phải là việc khó làm. Cái chính là Bộ Giáo dục - Đào tạo có dám và muốn đổi mới, dám và muốn thực hiện hay không."
        2. Xót xa: Món ăn tươi của học sinh Kim Bon là...thịt chuột (báo Giáo dục Việt Nam): "Vì không có tiền mua thức ăn nên các em học sinh bán trú ở Kim Bon (Phù Yên - Sơn La) phải đi bẫy chuột về làm thức ăn". 
       Trẻ em hôm nay đói đến mức phải ăn cả thịt chuột thì thế giới ngày mai sẽ ra sao ? Ôi, xót xa thay !

    3. Bậc học Mần non: Chưa được quan tâm đúng mức (báo Đại đoàn kết): "Mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi được Chính phủ phê duyệt tới năm 2015 sẽ đạt 100% tỉnh, thành đạt phổ cập. Lộ trình xây dựng đề án đã sắp kết thúc năm thứ hai, nhưng cơ bản bậc học GDMN còn tồn tại quá nhiều khó khăn, bất cập. Nhưng vướng mắc về chất lượng giáo viên, chính sách ưu đãi lương, cơ sở vật chất trường lớp, chính sách thu hút nhân tài còn nhiều yếu kém. Vì thế, sự phát triển GDMN vẫn đang là bài toán nan giải".
       Vâng, xin chia sẻ với bậc học đầu đời của mỗi người  và mong rằng những khó khăn, bất cập này sớm được giải quyết. Mong thay !
Minh họa: Báo GD&TĐ
4. Dạy học bằng bản đồ tư duy: Thay đổi cả tư duy dạy và học (báo tin tức): "Bản đồ tư duy - phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục. Phương pháp dạy học mới này đã quán triệt theo tinh thần chỉ đạo của người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng, GS Phạm Vũ Luận: Tinh thần của khoa học giáo dục là khi nghiên cứu phải sâu sắc, kỹ lưỡng nhưng khi phổ biến phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng".
        Vâng, đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ đổi mới tư duy dạy học. Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học chính là một cách hay. Hoan hô Tony Buzan - người phát minh ra bản đồ tư duy. Rất mong các quý thầy cô áp dụng phương pháp dạy học này để nâng cao chất lượng.
Một bài kiểm tra hình: Ứng dụng bản đồ tư duy của học sinh. Nguồn: Báo GD&TĐ