Sự việc xảy ra ở trường THPT Đồng Hòa Hải Phòng, toàn bộ nội dung tố giáo viên (hiệu trưởng và cháu ruột) có thể thấy giáo dục ở đây bây giờ quả là bi đát!
Nguồn
Nguồn
Thời gian gần đây, cuốn sách mang tên “Tập bài đạo đức dành cho học sinh trường THPT Đồng Hoà“ của hiệu trưởng trường chúng cháu là cô Đỗ Thị Lai biên soạn đã gây xôn xao dư luận.
Chúng cháu xin khẳng định là cuốn “Tập bài đạo đức” được in ấn bài bản, đưa vào dạy tại nhà trường từ năm 2004.
Cháu xin được trình bày ý kiến của cháu và các bạn học về cuốn sách này và 1 số vấn đề khác như sau:
Nhà trường phát cho các học sinh của trường tất cả 3 cuốn sách (bao gồm: “Tập bài đạo đức”, “tài liệu dùng cho HS trường THPT Đồng Hoà” và cuốn sách “Tập bài hát khát vọng tuổi trẻ”) giá của mỗi cuốn là 20 nghìn đồng.
Chúng cháu xin đảm bảo rằng cô Đỗ Thị Lai nói “cuốn sách không dùng để giảng bài mà chỉ để học sinh tham khảo trong tiết sinh hoạt ngày Thứ Bảy nhằm bổ trợ kĩ năng sống của học sinh” là chưa chính xác. Mà cuốn sách này được các giáo viên cho học sinh chép vào lúc tra bài 15 phút đầu giờ để nộp,chứ ko bạn nào tham khảo để nâng cao kĩ năng sống cả, cô giáo bảo chép thì tụi cháu chỉ biết cặm cụi chép để nộp cho thầy cô chấm điểm chữ đẹp. Nhiều bạn lười chép nên ko nộp thì cuối năm chép rồi nộp 1 thể để lấy điểm sau.”
Cô Lai đã nói rằng sẽ thu hồi lại cuốn sách đạo đức này nhưng tính đến nay là ngày 9/11 cuốn sách này vẫn chưa hề được thu hồi lại.
Còn 1 số vấn đề nội bộ cháu xin được chia sẻ như sau:
Thứ nhất – Năm 2011, Cô Lai ra chủ trương sắp xếp lại các lớp học, đó là:
Thực hiện việc chuyển lớp đối với các học sinh lớp 11 và lớp 12 (xếp các học sinh có học lực Khá và Giỏi vào 1 lớp, học lực Trung Bình và Yếu vào 1 lớp)
Việc chuyển lớp của nhà trường đã gây áp lực lên tâm lí của chúng cháu rất nhiều. Vào lớp mới cháu cảm thấy mình ko thể theo kịp các bạn,bởi các bạn đã được học chương trình nâng cao từ lớp 10 còn cháu là 1 học sinh lớp đại trà đột nhiên lại phải học chương trình nâng cao vậy nên em ko thể tiếp thu được kiến thức. Vì thế mà các bạn cho rằng cháu học dốt và chẳng ai muốn chơi với cháu cả. Bước vào lớp là các bạn lại nhìn cháu với ánh mắt coi thường, cháu rất buồn và tự ti.
Từ lớp 10 các bạn đã được học chương trình nâng cao mà cháu thì lại chưa được học, bị hổng 1 phần kiến thức nâng cao nên cháu ko thể theo kịp với các bạn được. Thời gian vào lớp chọn cháu đã học sút đi rất nhiều, mẹ cháu đã đến gặp cô hiệu trưởng để xin cho cháu về lớp cũ vì ko theo kịp các bạn nhưng cô hiệu trưởng ko nghe mà còn nói rằng “Nếu không học được ở trường này thì đi trường khác mà học” Khi nghe cô Lai nói câu này cháu thực sự tuyệt vọng.
Trường cháu có nhiều lớp ko đoàn kết nên hay xảy ra những vụ đánh nhau,học sinh từ lớp khác chuyển vào là bị bắt nạt. Một số bạn ko chịu đựng được đã gọi người lạ vào trường trả đũa gây lớn chuyện.
Một số bạn còn gian lận trong thi cử để đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến vậy mà nhà trường lại xếp các bạn ấy vào lớp chọn để học.Cháu thấy thật ko công bằng, như vậy chẳng phải là “ngồi nhầm lớp” hay sao? cháu chỉ mong nhà trường xem xét lại. Nếu xếp học sinh yếu kém vào 1 lớp thì sẽ chỉ làm giảm chất lượng của học sinh mà thôi. 1 lớp học mà chỉ có học sinh yếu kém thì làm sao có thể thi đua được ? Các bạn ấy sẽ còn phá phách hơn và chẳng ai bảo được ai. Đã là 1 lớp học thì phải có các bạn HS khá để giúp đỡ cho các bạn học kém nâng cao kiến thức của mình lên chứ! Hơn nữa một vài bạn cũng không phải là học sinh khá giỏi thực sự, chỉ vì may mắn và gian lận mà đạt được danh hiệu đó thôi. Cháu chỉ mong nhà trường hãy xem xét lại.
Các bạn học sinh lớp 11 trường cháu đã góp ý với cô hiệu trưởng giữ nguyên các lớp, thậm chí có 1 số lớp còn trả lại giấy khen và viết đơn kiến nghị nữa nhưng cô Lai vẫn ko đồng ý.
Một bạn lớp cháu đã lên tận phòng hiệu trưởng quỳ xuống xin cô Lai cho ở lại lớp học vì đã quen thầy, quen bạn. Nhưng cô nhất quyết ko đồng ý. Bố mẹ cháu và bố mẹ của các bạn khác cũng đến góp ý với cô rằng nếu xếp lớp như vậy sẽ khiến cho học sinh bị ảnh hưởng tâm lý, ko theo kịp các bạn và còn xảy ra nhiều sự việc khác nữa nhưng cô kiên quyết ko đồng ý và chỉ nói gỏn gọn 1 câu phũ phàng “nếu muốn thì cứ nghỉ học”. Bạn ấy thật sự buồn và khóc rất nhiều khi nghe cô nói vậy, bạn ấy còn cắt tay tại lớp nữa nhưng cả lớp cháu đã can ngăn và an ủi nên cũng trấn an tâm lý của bạn ấy được phần nào.
Cháu nghĩ cô Lai nên lắng nghe lời góp ý của học trò chúng cháu và các bậc cha mẹ trước khi đưa ra quyết định về việc chuyển lớp. cháu nghĩ rằng trước khi xếp học sinh khá giỏi vào 1 lớp, cô Lai nên thực hiện 1 cuộc thi khảo sát chất lượng để đưa ra quyết định đúng đắn, tránh hiện tượng ngồi nhầm lớp.
Thứ 2 là vấn đề: An ninh học đường của trường chúng cháu
Tuy trường THPT Đồng Hoà đối diện với Phường Công An Đồng Hoà nhưng lại liên tục xảy ra những vụ xô xát, đánh nhau có tổ chức, có vũ khí nguy hiểm. Nhiều khi học sinh còn đánh cả giáo viên nữa.
Tuần nào cũng xảy ra vài vụ đánh nhau ngoài cổng trường. Trường cháu có rất nhiều bảo vệ nhưng chẳng ai can ngăn hết.
Hôm thứ 4 ngày 2/11 Trường cháu xảy ra vụ xô sát giữa lớp 11 và lớp 12, các bạn nam lớp 11 và 12 cùng đuổi đánh 1 bạn nam học lớp 12a3 chạy vòng quanh sân trường. Nhưng cũng may lúc đó cô Giang dạy môn hoá đã kịp can ngăn. Bạn nam bị đánh lại mắc chứng bệnh tự kỷ, 1 lát sau bạn ấy lên lớp cầm dao đâm trúng phổi 1 bạn học cùng lớp suýt gây tử vong, may mà các thầy cô kịp thời đưa tới bệnh viện cấp cứu nên đã qua cơn nguy kịch.
Thứ 3 là vấn đề: Học phí
Học phí thu giữa các lớp ko có sự đồng đều, nhiều lớp phát sinh một số khoản khác như: Tiền tổ chức sinh nhật cho cô giáo hoặc cho các bạn trong lớp (ai cũng phải đóng), Tiền chúc mừng các thầy cô ngày 20/10 và 20/11, về khoản này cháu nghĩ rằng các thầy cô chủ nhiệm ko nên ép buộc học sinh, ngày lễ này là ngày để học sinh bày tỏ tình cảm với các thầy cô nên hãy để chúng cháu tự túc chứ đừng nên ép buộc.
Ngoài ra, năm ngoái nhà trường may cho chúng cháu 2 bộ đồng phục thể dục (1 ngắn tay và 1 dài tay), năm nay lại bắt mua thêm 1 bộ (dài tay)nữa. Mặc dù 1 tuần chỉ học 1 buổi thể dục. Chúng cháu hỏi cô chủ nhiệm là ko mua thì có được ko ạ. Cô bảo rằng “bắt buộc phải mua”.1 tuần chỉ học 1 buổi thể dục mà lại bắt học sinh mua đến 3 bộ quần áo thì thật tốn kém mà học sinh lại ko mặc hết 3 bộ.
Thứ 4 là vấn đề: Kiểm tra nội vụ
Mỗi tuần thầy hiệu phó thường kiểm tra các lớp đột xuất 1 lần về: Đầu tóc, Mặt mũi, Dây lưng, Đồng phục, Huy hiệu, Giày dép.
Lớp cháu có một vài bạn nhà ở rất xa trường (hơn 10 cây số) đi học trời nắng chang chang nên tóc của các bạn bị cháy nắng, vậy mà thầy hiệu phó cứ bảo các bạn ấy là nhuộm tóc. Các bạn ấy đã giải thích là tóc bị cháy nắng nhưng thầy ko nghe trình bày và bắt tất cả phải về nhuộm lại. Mọi người còn nói nhuộm tóc nhiều sẽ bị ung thư da đầu nên các bạn ấy rất lo nhưng 1 phần cũng vì sợ thầy nên tóc cứ phai ra màu hơi hung hung là lại phải nhuộm đen ngay.”
Tuần trước,khi kiểm tra nội vụ thầy hiệu phó đã kiểm tra thêm xem học sinh nữ có trang điểm hay không. Và cuối cùng thì 1 số bạn nữ lớp cháu đã bị thầy hiệu phó gọi lên trước lớp phê bình, thầy bắt các bạn ấy xuống rửa mặt và rửa mồm sạch sẽ. Khiến cho các bạn bị 1 phen xấu hổ trước lớp”
Theo cháu thì nếu tóc chỉ hơi nâu vàng do cháy nắng thì có thể bỏ qua, nhà trường không nên săm soi kĩ quá. Chủ yếu là hãy kiểm tra đồ dùng sách vở của học sinh xem có ghi chép bài và mang sách vở đầy đủ hay không? Hãy kiểm tra ý thức học tập chứ đừng quá soi mói về mặt hình thức. Một thời gian gội đầu nhiều màu đen cũng sẽ trôi đi và tóc lại có màu hung.Thử hỏi nhà trường nếu cứ bắt học sinh nhuộm tóc nhiều như vậy, không may học sinh bị ung thư da đầu liệu nhà trường có gánh vác được trách nhiệm hay không? Thuốc nhuộm tóc dù loại nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và da, có thể gây bệnh ung thư và dị ứng.
Còn về vấn đề trang điểm thì theo cháu:Chúng cháu đều đã trưởng thành, biết suy nghĩ,biết ăn mặc và trang điểm sao cho phù hợp với lứa tuổi. Đây là vấn đề riêng tư, cháu nghĩ nhà trường không nên phê bình trước lớp làm cho các bạn xấu hổ mà hãy nhẹ nhàng góp ý cho các bạn biết điều gì nên và không nên, như vậy học sinh sẽ biết lắng nghe và tôn trọng thầy cô hơn.
Là một học sinh khá chỉ vì lỡ bước mà phải vào trường này, tôi thấy mình trở nên…ngu đi và cảm thấy rất khó chịu khi phải chấp hành nội quy mà Hiệu trưởng đề ra. Cụ thể thế nào thì học sinh trong trường ai cũng biết.
- Bây giờ nói qua qua về con cháu Bà Hiệu trưởng làm việc tại trường cho mọi người biết:
1. Căng tin: vào căng tin mua đồ ăn, nhiều học sinh gặp những điều bức xúc như: trả tiền rồi nhưng người bán căng tin kêu chưa trả rồi đòi tiền, hoặc đưa tiền nhưng không trả lại tiền dư mà bảo…đưa đủ rồi còn đòi gì nữa.Nhiều đồ ăn đóng gói khi mua mang vào lớp mới biết là…đã hết hạn, hay đã có lần tôi xuống căng tin mua chai C2 thì bà bán căng tin đưa cho chai nước hương Đào, tôi bảo mua C2 cơ mà thì bà ấy nói 1 câu xanh rờn: “bây giờ đang bận lắm, uống chai này đi!”, lúc ấy đang đông có đòi đổi lại bà ấy cũng chẳng đổi cho nên đành…uống tạm, thử hỏi thái độ phục vụ ấy có chút chuyên nghiệp nào không?
1. Căng tin: vào căng tin mua đồ ăn, nhiều học sinh gặp những điều bức xúc như: trả tiền rồi nhưng người bán căng tin kêu chưa trả rồi đòi tiền, hoặc đưa tiền nhưng không trả lại tiền dư mà bảo…đưa đủ rồi còn đòi gì nữa.Nhiều đồ ăn đóng gói khi mua mang vào lớp mới biết là…đã hết hạn, hay đã có lần tôi xuống căng tin mua chai C2 thì bà bán căng tin đưa cho chai nước hương Đào, tôi bảo mua C2 cơ mà thì bà ấy nói 1 câu xanh rờn: “bây giờ đang bận lắm, uống chai này đi!”, lúc ấy đang đông có đòi đổi lại bà ấy cũng chẳng đổi cho nên đành…uống tạm, thử hỏi thái độ phục vụ ấy có chút chuyên nghiệp nào không?
2. Giáo viên dạy Tin học: báo ANHP từng nói đến cháu hiệu trưởng được xếp làm giáo viên dạy Nghề Tin học của trường. Vâng, 1 lần anh “giáo viên” dạy lớp tôi 1 tiết. Máy tính bị lỗi (vì máy trường toàn máy đểu, khởi động xong là đơ) tôi bảo ông ấy “sao máy em giật thế hả thầy”, ông ấy nhìn vào máy tôi rồi nói 1 câu “xanh rờn” : “để chuột thế này thì ăn L**” à. Tôi giật mình khi lần đầu tiên thấy 1 giáo viên lại có thể phát ngôn được những câu nói “vỉa hè” đến thế. Cũng 1 lần nữa, ông ấy vào sửa máy cho bạn tôi, mở máy ra ông ấy nói ngay một câu :”máy móc gì như cái đầu b*** thế này”…phát hoảng với ông “giáo viên”
3. Còn tham ô à.. Là học sinh nhưng tôi dám chắc 1 điều Bà Lai có tham ô, còn ở mức độ nào thì chưa thể biết. Ví dụ như lời của giáo viên ở trên nói rằng “Chúng tôi cũng không hiểu ngân sách dành cho bảo quản nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường bà ấy để đâu. Ngoài ngân sách nhà nước cấp, kinh phí bảo quản cơ sở vật chất được trích ra từ nguồn tổ chức dạy thêm, mỗi tháng hàng chục triệu đồng cũng không được bà Lai sử dụng đúng mục đích” là một bằng chứng. Tiếp theo là về việc học sinh chuyển trường. Theo tôi biết trường Đồng Hòa từ xưa vốn đầu vào thấp nên học sinh vào học rồi lại…chuyển đi. Vì chuyển nhiều quá Bà Lai sợ hs chỉ vào trường vì mục đích ấy nên đã nhờ Sở GD Hải Phòng kí xác nhận lời đề nghị “không cho học sinh trường ĐH chuyển trường” (đây chỉ là thông tin tôi nghe được ở ngoài). Thế nhưng học sinh vẫn cứ chuyển đều đều nhờ vào một “đường dây ngầm” của Bà Lai. Tôi cũng là một học sinh nv2 của trường (thiếu 0.5đ nv1), cũng rất muốn chuyển tới trường nv1 nhưng cuối cùng vẫn vô vọng vì không quen biết “đường dây” của Bà Lai. Có xác nhận tiếp nhận hs bên trường kia Bà Lai cũng…không thèm đọc đơn xin chuyển trường chứ đừng nói là kí xác nhận. Lần đầu tiên trong đời tôi có nghe nói đến một “vị Hiệu trưởng” tắc oai tắc quái đến thế.
4 Về nội quy thì rất nhiều cái vô lý nhưng chúng tôi vẫn chấp hành nghiêm chỉnh vì nếu không sẽ bị dọa…đuổi học hay đình chỉ dài ngày hay nhẹ hơn nữa phải đi…lao động vớt bèo cắt cỏ. Thử hỏi, việc “vớt bèo” ấy có phải dành cho học sinh làm không? Đề ra có phải quá vô lý không? Nhà trường thuê lao công để làm gì? Lao công vẫn được lương mà không phải làm việc, chúng tôi vẫn phải đóng tiền học, tiền cơ sở vật chất, tiền vệ sinh trường học mà cuối cùng…vẫn phải lao động à? Mà không phải học sinh vi phạm là phải đi vớt bèo, mà các lớp sẽ phải thay phiên nhau vớt bèo đinh kì hàng tháng. Trường thì ở vùng ngoại ô mà tới 2/3 học sinh bên quận Lê Chân, Ngô Quyền…thử hỏi làm sao mà biết cách…vớt bèo được. Mỗi lần lao động giáo viên chủ nhiệm phải đến giám sát và có lần tôi thấy cô chủ nhiệm lớp cũng phải lội chân xuống ao bèo để chỉ đạo học sinh, càng nhìn tôi càng thấy tức bà hiệu trưởng. Có lần bà ấy gọi cô giáo tôi ra, tôi có nghe loáng thoáng bà ấy nói “không làm xong thì bị trừ thi đua và lần sau làm tiếp, không thì ở lại làm cho xong thì thôi”. Đã thế đi vớt bèo học sinh phải tự mang tất cả dụng cụ, nhà trường còn cấm mặc đồng phục đi vớt bèo nhưng vẫn phải chỉnh tề gọn gàng..thế thì mặc cái gì, mặc quần áo mua ở shop đi vớt bèo à? Nhiều lần chứng kiến hs lội ao vớt bèo bị mảnh chai mảnh sành cắm chảy máu chân thì cứ tự mà băng bó lấy (ai bảo ngu giẫm vào =)) ) chẳng ai chịu trách nhiệm việc ấy. Nhiều lần trường bắt đi chặt mấy cây chuối già, học sinh phải leo thang lên để chặt, ai đứng giữ thang thì nhựa chuối chảy dính đầy áo còn ai leo lên chặt nhỡ may ngã vỡ đầu hay làm sao thì chắc cũng phải…tự chịu trách nhiệm. Lao động ở lớp mỗi tuần thì như cơm bữa…học sinh phải lau nhà dọn lớp, thò tay xuống mà cọ sàn nhà…những công việc mà chúng tôi chưa bao giờ phải làm ở nhà.
5 Còn đi học thêm tối, trường bắt buộc đi 100% không được nghỉ và học tối là để phục vụ cho thi tốt nghiệp, học sinh ra trường chỉ với tấm bằng cấp 3 và tôi khẳng định rằng, học ở trường này dù chăm đến mấy cái kiến thức học được cũng chỉ phục vụ cho thi tốt nghiệp mà thôi. Muốn thi Đại học hầu hết kiến thức là học đươc ở ngoài…tôi vẫn chưa tốt nghiệp trường này và không biết được cứ học ở đây, rồi tương lai mình sẽ đi về đâu..mặc dù vẫn là một học sinh khá của lớp.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc hết comment dài dằng dặc này…nhưng đó cũng chỉ là một phần rất rất nhỏ trong sự bức xúc của tôi, tôi không có nhiều thời gian để giãi bày hết.
(bài viết xưng “tôi” vì vị Hiệu trưởng này không đáng để chúng tôi “tôn sư trọng đạo”)
(bài viết xưng “tôi” vì vị Hiệu trưởng này không đáng để chúng tôi “tôn sư trọng đạo”)
0 Để lại nhận xét:
Đăng nhận xét